Không phải bột đá xây dựng

Giadinh.net – Những ngày qua, nhiều độc giả gọi điện về Toà soạn bày tỏ các ý kiến khác nhau về “bột đá” được các cơ sở sản xuất bánh kẹo ở Hoài Đức, Hà Nội sử dụng. Để rộng đường dư luận, PV Báo GĐ&XH đã tìm hiểu và được biết: “Bột đá” được dùng để sản xuất kẹo bị bắt giữ ở Hoài Đức, Hà Nội thực chất là chất phụ gia, không phải là bột đá xây dựng.

Bột đá” là chất phụ gia

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, TS Trần Quang Trung, Chánh thanh tra Bộ Y tế cho biết, qua các nguồn tài liệu, Canxi cacbonat (CaCO3) tinh khiết (sử dụng làm thuốc hoặc dược phẩm) được điều chế từ nguồn đá mỏ (thường là cẩm thạch). “Bột đá” cho vào kẹo ở đây không phải lấy CaCO3 sử dụng trong công nghiệp hoặc là đá xây dựng nghiền nhỏ cho vào kẹo. Cũng theo TS Trung, các cơ sở trên đều có những sai phạm, như điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không đáp ứng quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, con người. Sử dụng loại nguyên liệu không có trong danh mục nguyên liệu đã công bố để sản xuất. Một cơ sở sản xuất cho biết, loại bột mà cơ sở này sử dụng để sản xuất kẹo được gọi là “bột đá” hay bột nấu. Tỷ lệ pha trộn để sản xuất loại kẹo mềm vào khoảng 25-30%.

TS Trung cho biết, tiếp tục có những hình thức xử phạt các vi phạm hành chính đối với các vi phạm về điều kiện VSATTP, sử dụng phụ gia thực phẩm (CaCO3) không có trong thành phần công bố tiêu chuẩn sản phẩm và không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Sẽ xem xét thu hồi Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP.

Nhưng phải tinh khiết

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, “bột đá” là tên thương phẩm thường gọi của CaCO3, chất phụ gia được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp (được sử dụng làm phụ gia trong sản xuất thực phẩm). Theo kết quả xét nghiệm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, “bột đá” được sử dụng vào sản xuất kẹo tại các cơ sở trên chính là CaCO3, với tỷ lệ hàm lượng từ 34-39% trong kẹo thành phẩm. Theo tiêu chuẩn quốc tế, chỉ số quốc tế INS của chất phụ gia này là 170(i). Theo quy định, phụ gia này được sử dụng trong thực phẩm phải có độ tinh khiết nhỏ hơn 98% sau khi đã sấy khô và thành phần khác trong đó nhỏ hơn mức cho phép. Còn theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”, CaCO3 là phụ gia thực phẩm với chức năng điều chỉnh độ acid, nhũ hoá, chống đông vón, ổn định. Có 11 nhóm thực phẩm được sử dụng CaCO3 là phụ gia thực phẩm (không có nhóm bánh kẹo).

Cũng theo danh mục này, CaCO3 có trong các nhóm thực phẩm như kem thanh trùng, thủy sản, sản phẩm thuỷ sản xay nhỏ đông lạnh, thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi, thức ăn bổ sung cho trẻ đang tăng trưởng, nước quả ép thanh trùng pasteur đóng hộp hoặc chai, rượu vang. Còn tại Dược điển Việt Nam (Bộ Y tế), tác dụng của CaCO3 là kháng acid, bổ sung chất điện giải. Chế phẩm của dược được làm từ chất này như viên nén calci carbonat và vitamin D, viên nhai calci carbonat. Còn theo kết luận của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, theo danh mục chất phụ gia của JECFA (Uỷ ban chuyên gia Tổ chức Nông lương Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới về phụ gia thực phẩm) và tiêu chuẩn của Bộ Y tế, thì CaCO3 là phụ gia thực phẩm, nếu sử dụng CaCO3 phù hợp với tiêu chuẩn quy định về độ tinh khiết của chất phụ gia cho vào thực phẩm thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Bột đá” đạt chuẩn sẽ không gây tắc ruột

Theo TS Lê Thị Hồng Hảo, Giám đốc TT kiểm nghiệm VSATTP (Viện Dinh dưỡng), mẫu “bột đá” mà cơ quan Thanh tra Bộ Y tế chuyển đến đã được xét nghiệm tại Trung tâm theo các quy trình chuẩn. Chất bột trắng này được cơ sở sản xuất kẹo gọi nôm là “bột đá”. Qua xét nghiệm, Viện đã xác định đây là Canxi cabonat (CaCO3), phụ gia thực phẩm, không phải là bột đá thiên nhiên.

TS Hảo cũng cho biết, bản chất của CaCO3 là tan hoàn toàn trong môi trường dịch vị acid, không gây tắc ruột. Tuy nhiên, với điều kiện CaCO3 đó phải đạt tiêu chuẩn cho phép. Ngay cả khi xác định được độ tinh khiết, nhưng nguyên liệu đó có đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm để sử dụng trong sản xuất kẹo hay không, còn phải phụ thuộc vào các yếu tố khác: nguyên liệu đó phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; phải xác định được phần còn lại có tạp chất gì. Với CaCO3 – “bột đá” do Thanh tra Bộ Y tế gửi mẫu đã được Trung tâm xác định có độ tinh khiết 95,5 – 96,7%. Trong khi đó, độ tinh khiết theo quy định để đưa vào sản xuất là từ 98%.

Trong mẫu kẹo do Thanh Tra Bộ Y tế yêu cầu xét nghiệm, phía Viện cũng đã xác định hàm lượng CaCO3 là 25% – 30%. Theo tiêu chuẩn kẹo chúng tôi tham khảo (Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 5908-1995) có quy định về hàm lượng đường toàn phần trong kẹo không được nhỏ hơn 40%. Ngoài ra có các quy định về độ ẩm, hương vị, phẩm màu mà chưa thấy quy định hàm lượng CaCO3. Nhưng là phụ gia thực phẩm, nên chất này được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất kẹo.

TS Hảo cho biết thêm, với CaCO3 đạt chuẩn, chưa có khuyến cáo về liều sử dụng với chất này. Khái niệm cao – thấp còn phụ thuộc vào lượng kẹo ăn vào, khả năng hấp thụ của người sử dụng, tuỳ từng cơ địa, lứa tuổi.

Vân Khánh – Châu Nguyễn

Trước thực trạng dư luận xã hội hoang mang về thông tin một số cơ sở sản xuất kẹo trộn “bột đá’’ vào thành phẩm, vì hiểu sai bản chất của vấn đề, ngày 16/9, tại cuộc giao ban báo chí hàng tuần tại Bộ Thông tin Truyền thông, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế đã giải thích: Thực chất “bột đá” là tên thương phẩm thường gọi của Canxi Cacbonat (CaCO3) là phụ gia được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, trong đó được sử dụng làm phụ gia trong sản xuất thực phẩm.

Từ thực tế đó, Bộ Y tế đề nghị thông tin kịp thời cho cộng đồng, tránh những rủi ro, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Bộ Y tế sẵn sàng hợp tác với các cơ quan báo chí để có ý kiến chính thức bảo đảm tính chính xác, kịp thời, khách quan, khoa học trên cơ sở ý kiến của các nhà chuyên môn, kết quả phân tích, kiểm nghiệm và tiêu chuẩn chuyên môn cho phép. Bộ Y tế đề nghị các cơ quan báo chí tránh đưa thông tin một chiều, đưa thông tin chưa đủ bằng chứng khoa học về bot da, ý kiến phát biểu chủ quan của các nhà chuyên môn trong và ngoài y tế khi không đủ tài liệu, bằng chứng chứng minh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của “bột đá(Canxi Cacbonat) sử dụng trong thực phẩm.

Thu Phương
Theogiadinh.net.vn

Tags: Bột đásản xuất bột đácung cấp bột đábột đá siêu mịnbột đá vôibột đá trắng

Xem thêm về bột đá CaCO3 tại: bot da
Tác giả bài viết:

Comments for this post are closed.